Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi diện mạo của thế giới với nhiều ứng dụng trong tất cả lĩnh vực. Với kinh nghiệm gần 10 năm nghiên cứu và phát triển AI, ông Đặng Hoàng Vũ cho rằng, 2019 sẽ là năm “bình dân hóa AI” bởi nó đã bùng nổ trên cả thế giới và dần phổ biến trong mọi lĩnh vực.
Không cần các giáo sư gạo cội, người siêu giỏi, các lập trình viên Việt Nam vẫn có thể sử dụng công cụ sẵn có để ứng dụng AI. Hiện việc ứng dụng AI ngày càng dễ và không cần đầu tư quá lớn, chỉ cần vài trăm triệu có thể xây dựng ứng dụng nhỏ“, ông cho biết.
Tại Việt Nam, ngành kinh doanh vẫn đi đầu trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Các doanh nghiệp về công nghệ, công ty thương mại điện tử đang sử dụng chúng để chăm sóc khách hàng và sẽ đẩy mạnh AI trong năm 2019. Bên cạnh đó, ngành tài chính – ngân hàng đang sốt sắng ứng dụng AI bởi chính sách chỉ đạo và hỗ trợ của Chính phủ
Dù các ngành khác đang đi chậm hơn, ông Vũ vẫn đánh đánh giá cao tiềm năng phát triển của trí tuệ nhân tạo của Việt Nam. Với nền tảng khoa học tự nhiên tốt, người Việt có trình độ nghiên cứu nhỉnh hơn so với các nước có điều kiện tương đồng. Cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài cũng có nhiều người hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Nhiều startup về AI cũng do người Việt ở “Silicon Valley” đầu tư và kéo vốn về nước.
“Bản thân nền kinh tế Việt Nam cũng có nhiều vấn đề cần giải quyết nên có ‘đất dụng võ’ để công nghệ nói chung và AI phát triển“, Giám đốc Khoa học FPT nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi nguồn lực dần cạn kiệt, các trường đào tạo không đủ cho nhu cầu trong khi những người có trình độ cao lại ra nước ngoài làm việc. Với chính sách đầu tư, phát triển AI mạnh mẽ của Trung Quốc, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi làn sóng này khi đất nước tỷ dân có thể lấn sân cạnh tranh với các thị trường lân cận và chiêu mộ nhân tài.
Ông Vũ cho rằng, muốn phát triển nhanh hơn đối thủ, Chính phủ cần có chính sách xã hội hóa AI, vận động các doanh nghiệp sử dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động kinh doanh. “Xã hội hóa AI phải bắt đầu từ giới doanh nghiệp bởi nếu họ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, người dân sẽ cần sử dụng, có các kỹ năng để làm, để biết, từ đó cần học và AI sẽ ngày càng phổ biến”, chuyên gia cho biết.
Theo nghiên cứu của Hãng công nghệ Cisco (Mỹ), trong 10 năm tới, khoảng 28 triệu người lao động ASEAN có nguy cơ bị trí tuệ nhân tạo thay thế, trong đó có cả Việt Nam. Đánh giá về điều này, Giám đốc Khoa học FPT lấy dẫn chứng từ Cựu Chủ tịch Google Eric Schmidt khi cho rằng, mỗi lần cách mạng công nghiệp sẽ có hàng loạt người mất việc nhưng ngay sau đó sẽ “đẻ” ra nhiều việc mới hơn. Đó là sự dịch chuyển từ những công việc đơn giản, lặp đi lặp lại, sang những công việc có tính chất phức tạp, đòi hỏi kỹ năng, tư duy và trình độ cao hơn.
“Máy móc sẽ làm tăng năng suất lao động và AI cũng thế, từ khi bắt đầu cách mạng công nghiệp đến 20-30 năm sau chưa bao giờ làm giảm số việc làm“, Giám đốc Khoa học của FPT nói.
“Trí tuệ nhân tạo thay đổi thế giới như thế nào” cũng là một trong những chủ đề mà ông Đặng Hoàng Vũ chia sẻ trong hội thảo công nghệ “Tech Talk” sẽ diễn ra vào ngày 9/1 tới. Đây là một trong những sự kiện trong khuôn khổ chương trình Bình chọn Sản phẩm công nghệ xuất sắc 2018 (Tech Award 2018) do báo VnExpress tổ chức thường niên từ năm 2012.
Xem chương trình đào tạo chuyên sâu trí tuệ nhân tạo TẠI ĐÂY
Theo VnExpress
Bài viết liên quan
Lễ khai giảng chương trình đào tạo SEMBA và MSE 2024: Cột mốc khởi đầu cho hành trình học tập đầy hứa hẹn
Vừa qua, Lễ khai giảng chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (SEMBA) và...
Th9
Có nên học Thạc sĩ? Những yếu tố quan trọng cần cân nhắc
Học thạc sĩ là một quyết định lớn đối với bất kỳ ai đang tìm...
Th9
3 đích đến quan trọng của việc học Thạc sĩ
“Khi bạn đi học, học thạc sĩ hay bất cứ một chương trình nào, bạn...
Th9
Học cao học: Cơ hội phát triển sự nghiệp và nâng cao tri thức
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường lao động, học...
Th9
Tuyển sinh sau đại học: Cơ hội mở rộng kiến thức và phát triển sự nghiệp
Trong bối cảnh nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng,...
Th9
Có nên học thạc sĩ online không? Ưu điểm và hạn chế của việc học thạc sĩ online là gì?
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc học thạc sĩ online đang...
Th9