THÔNG BÁO TUYỂN SINH THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH – ĐẠI HỌC FPT NĂM 2024

Viện Quản trị & Công nghệ FSB – Đại học FPT thông báo tuyển sinh Thạc sĩ Quản trị kinh doanh năm 2024 theo các nội dung sau: 

  1. Mục tiêu và hình thức đào tạo

Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (SeMBA) tại Trường Đại học FPT nhằm đào tạo các nhà quản trị ở trình độ thạc sĩ có:

  • Tư duy sáng tạo và khả năng làm việc độc lập, với năng lực phân tích, phát hiện, xây dựng giải pháp và ra quyết định giải quyết các vấn đề quản trị.
  • Kỹ năng làm việc nhóm, thu thập và phân tích thông tin, ứng dụng công nghệ, làm chủ bản thân, khuyến khích động viên, giao tiếp và thương thuyết…
  • Tri thức cập nhật về quản trị hiện đại, có kiến thức chuyên sâu về một trong các lĩnh vực: chiến lược, nhân sự, marketing, tài chính, công nghệ, vận hành với khả năng ứng dụng vào hoạt động thực tiễn.
  • Các chuyên gia tư vấn có khả năng phân tích, tham vấn, có hiểu biết về hệ thống, công cụ quản trị và xu hướng phát triển của hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Hình thức đào tạo: Chính quy

  1. Điều kiện dự tuyển:

Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với các ngành không phù hợp cần hoàn thành các môn học bổ sung kiến thức trước khi xét dự tuyển.

  1. Điều kiện văn bằng, bổ sung kiến thức:

3.1. Điều kiện về văn bằng:

– Thí sinh tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học ngành phù hợp (thuộc mã ngành 734 theo thông tư 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017) được đăng ký xét tuyển ngay sau khi tốt nghiệp; và được dự tuyển ngay không phải học bổ sung kiến thức.

– Các thí sinh tốt nghiệp đại học không thuộc nhóm ngành phù hợp phải tham dự học và có kết quả đạt các môn học bổ sung kiến thức trước khi dự tuyển; và cần có từ 02 năm kinh nghiệm làm việc trở lên.

3.2. Bổ sung kiến thức (BSKT)

– Thí sinh tốt nghiệp đại học không thuộc nhóm ngành phù hợp cần hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức gồm 07 môn (21 tín chỉ).

– Thời gian học và thi đạt các môn BSKT trước các đợt xét tuyển đầu vào.

– Các môn học bổ sung kiến thức gồm:

STT Môn học Số tín chỉ Nhóm học
1 Thương mại điện tử và Hệ thống thông tin quản lý 3 Học viên không thuộc nhóm ngành phù hợp
2 Nguyên lý kế toán 3
3 Kinh tế học tiền tệ ngân hàng 3
4 Nguyên lý marketing 3
5 Nhập môn Quản trị học 3
6 Kinh tế học 3
7 Các phương pháp định lượng – thống kê phục vụ việc ra quyết định 3

3.3. Điều kiện về năng lực ngoại ngữ:

– Thí sinh phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Ngôn ngữ nước ngoài được chấp thuận là một trong 6 thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật.

– Cụ thể, thí sinh phải thỏa mãn một trong các điều kiện về đầu vào ngoại ngữ dưới đây:

  • Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài.
  • Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định theo Phụ lục của Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển. Chi tiết dưới đây:

a, Phụ lục theo thông tư 23/2021/TT-BGDĐT

Phụ lục theo thông tư 23/2021/TT-BGDĐT

b, Chứng chỉ Aptis được công nhận theo QĐ: 925/QĐ-BGDĐT ngày 31/03/2023

Điều 2: Mức độ tương đương cụ thể như sau

KNLNNVN Aptis ESOL
Sơ cấp Bậc 1 A1
Bậc 2 A2
Trung cấp Bậc 3 B1
Bậc 4 B2
Cao cấp Bậc 5 C1
Bậc 6 C2

 

3.4. Bằng đại học nước ngoài:

Bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận mà không phải thực hiện thủ tục công nhận văn bằng gồm:

  • Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định, thỏa thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố;
  • Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi học bằng ngân sách Nhà nước;
  • Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018) có hiệu lực thi hành.
  1. Quy trình xét tuyển:

4.1. Xét tuyển thẳng và vòng phỏng vấn xét tuyển.

– Những thí sinh tốt nghiệp đại học loại khá trở lên và đủ điều kiện đăng ký xét tuyển được xét tuyển thẳng;

– Những thí sinh tốt nghiệp đại học loại trung bình, trung bình khá và đủ điều kiện đăng ký xét tuyển cần phải tham gia vòng phỏng vấn xét tuyển;

4.2. Quy trình vòng phỏng vấn.

– Bước 1 (Chấm điểm hồ sơ): Ban đánh giá xét tuyển trình độ thạc sĩ đánh giá năng lực học tập và nghiên cứu của thí sinh thông qua hồ sơ đăng ký xét tuyển thạc sĩ; kết quả học tập ở trình độ đại học; trình độ tiếng Anh; thành tích nghiên cứu khoa học (nếu có là một lợi thế).

– Bước 2 (Phỏng vấn): Nội dung phỏng vấn bao gồm: Kiến thức chuyên môn, năng lực nghiên cứu, kỹ năng sáng tạo, làm việc độc lập… Các thành viên của hội đồng phỏng vấn đánh giá theo các tiêu chí và thang điểm do Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) quy định.

– Bước 3 (Tổng kết điểm đánh giá): Thư ký Ban xét tuyển tổng hợp, lập danh sách thí sinh tuyển thẳng; thí sinh tham gia vòng phỏng vấn (gồm điểm hồ sơ và điểm phỏng vấn).

4.3. Tiêu chí trúng tuyển:

– Thí sinh tốt nghiệp Đại học loại khá trở lên đáp ứng đủ các yêu cầu hồ sơ xét tuyển như mục 07 của thông báo này sẽ được xét hồ sơ tuyển thẳng.

– Thí sinh tối nghiệp loại Trung bình – Khá; loại Trung bình: Ngoài các yêu cầu hồ sơ như mục 07 của thông báo này cần đạt điểm phỏng vấn tối thiểu 60/100 điểm.

  1. Thông tin tuyển sinh:

– Lệ phí hồ sơ và xét tuyển : 600.000 VNĐ/thí sinh

– Phí học bổ sung kiến thức : 500.000 VNĐ/môn

– Thời hạn nộp hồ sơ xét tuyển dự kiến trước ngày:

  • Đợt 1: 01/05/2024
  • Đợt 2: 01/09/2024
  • Đợt 3: 01/12/2024

– Địa điểm nhận hồ sơ: Viện Quản trị & Công nghệ FSB

  1. Chỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến):

Ngành Quản trị kinh doanh: 500 chỉ tiêu

  1. Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm các loại giấy tờ sau:

– 01 Phiếu đăng ký xét tuyển với thông tin theo mẫu của trường (sử dụng mẫu điền online);

– 01 bản công chứng Bằng tốt nghiệp đại học;

– 01 bản công chứng Bảng điểm tốt nghiệp đại học (theo bằng đại học);

– 01 bản công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;

– 01 bản công chứng; hoặc bản gốc chứng chỉ ngoại ngữ đủ điều kiện;

– Lệ phí tuyển sinh (theo qui định);

– Các thí sinh có bằng và bảng điểm đại học do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt; và có xác nhận công nhận văn bằng do Cục quản lý chất lượng Bộ giáo dục Việt Nam cấp.

  1. Thời gian xét tuyển và gửi giấy báo nhập học

– Kỳ xét tuyển sinh được tổ chức vào thời gian dự kiến:

  • Đợt 1: Từ 01 – 15/05/2024
  • Đợt 2: Từ 01 – 15/09/2024
  • Đợt 3: Từ 01 – 15/12/2024

– Khóa học dự kiến khai giảng sau các đợt xét tuyển trong vòng 15 ngày – Lịch khai giảng chi tiết sẽ thông báo tới các thí sinh trúng tuyển.

– Lịch học: Chiều thứ 7 và chủ nhật hoặc Tối thứ 2-4-6.

– Thời gian học: Sáng 09:00 – 12:00; Chiều 13:30 – 16:30; Tối 18:00 – 21:00

  1. Thông tin liên hệ và nộp hồ sơ

VIỆN QUẢN TRỊ & CÔNG NGHỆ FSB – TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT

Website: http://caohoc.fpt.edu.vn/

Tại Hà Nội Nhà C, Tòa nhà Việt Úc, Khu đô thị Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

Email: [email protected]

Tại HCM Lầu 6, Cao ốc Thiên Sơn, Số 5 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

Email: [email protected]

Tại Đà Nẵng Tòa nhà Đại học FPT, Đường số 1, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Tại Cần Thơ Tầng 3, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố Cần Thơ, 160 Đường 30/4, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Email: [email protected]

Điện thoại HOTLINE: 093 293 9981

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *