Các doanh nghiệp đang giảm nhu cầu tuyển dụng, đồng thời, đưa ra các tiêu chí yêu cầu khắt khe đơn, theo bà Ngô Thị Ngọc Lan – Giám đốc khu vực miền Bắc Navigos Search.
Tại tọa đàm “Phát triển sự nghiệp thời suy thoái kinh tế” diễn ra ngày 19/10, bà phân tích, trước đây, ứng viên chỉ cần đạt 5-6 điểm trên thang điểm 10 về kinh nghiệm, kỹ năng đã có thể trúng tuyển. Tuy nhiên, hiện nay, doanh nghiệp yêu cầu ứng viên phải đạt mức điểm 8-9, không chỉ cần làm được công việc hiện tại, mà còn phải có những kỹ năng đáp ứng các yêu cầu trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
Bà Mai Thúy Hằng, Phó tổng Giám đốc Sun Group cũng nhận định, ngày nay, người tiêu dùng đòi hỏi nhà cung cấp phải hiểu họ hơn, mang đến sản phẩm có giá trị hơn với giá bán phải hợp lý và hành trình trải nghiệm cũng vui vẻ.
Để làm được việc đó, bên cạnh câu chuyện về công nghệ, quy trình, yếu tố cốt lõi là con người. Trong đó, ngành dịch vụ yêu cầu về con người khắt khe hơn rất nhiều, không chỉ chuyên môn, thành thục kỹ năng hay có kiến thức.
“Người lao động phải có tư duy kết nối giá trị của doanh nghiệp với việc giải quyết vấn đề của khách hàng”, nữ diễn giả nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Nam Tiến – Phó chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT chia sẻ, hiện nay, người lao động phải cạnh tranh với cả robot, trí tuệ nhân tạo. Do đó, một vài kỹ năng cơ bản là chưa đủ. Nhân sự phải không ngừng học tập để nâng cao năng lực và trình độ.
Thị trường lao động ngày hôm nay đã khác so với trước đây. Ví dụ, trước đây, một kỹ sư khi ra trường chỉ cần biết ngoại ngữ và một ngôn ngữ lập trình nào đó. Thế nhưng, bây giờ, các bạn cần có kiến thức được đào tạo ở trường đại học, đồng thời, sở hữu chuyên môn sâu ở một lĩnh vực.
“Để có kiến thức này bạn có thể tiếp tục theo học ở những bậc cao hơn như thạc sĩ hay các khóa đào tạo ngắn hạn, online. Các bạn cần học tập suốt đời, học từ những người thầy, những đồng nghiệp trẻ của mình…”, ông Tiến khẳng định
Tuy nhiên, để tăng lợi thế cạnh tranh và phát triển sự nghiệp hiệu quả, nhân sự phải cần có sự chọn lọc trong việc học nâng cao kỹ năng. Theo bà Ngô Thị Ngọc Lan, hai điều cần chú ý khi lựa chọn các khóa học là chọn khóa học đáp ứng mục tiêu công việc và chất lượng, được cung cấp bởi đơn vị uy tín.
“Các doanh nghiệp càng lớn, càng đánh giá về bằng cấp có phải từ các trường uy tín hay không, trình độ cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ để quyết định ứng viên có thể tiếp tục vào vòng trong hay không”, bà Lan nói thêm.
Bên cạnh đó, nhân sự cần xem xét kỹ lương nội dung của khóa học. Bà Mai Thúy Hằng đánh giá từ góc độ doanh nghiệp, khóa học thực chiến ngắn hạn giúp giải quyết được cụ thể vấn đề đang gặp; trong khi đó, chương trình dài hạn như thạc sĩ sẽ cung cấp nền tảng kiến thức giúp người học học nhanh, hiểu sâu, áp dụng giải quyết mọi vấn đề và đi được đường dài. Đối với quản lý cấp trung và cấp cao, việc sở hữu nền tảng kiến thức vững chắc là bước đệm quan trọng giúp phát triển các kỹ năng quản trị và xây dựng chiến lược.
Để đáp ứng yêu cầu trên, Viện Quản trị & Công nghệ FSB (thuộc Đại học FPT) đã triển khai chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh theo mô hình giáo dục STEM (SeMBA) và Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) cấp bằng Thạc sĩ chính quy bởi Đại học FPT.
Chương trình SeMBA có phương pháp học dựa trên case study (tình huống thực tiễn), cùng các môn học độc quyền như Phân tích dữ liệu kinh doanh, Lãnh đạo thời kỳ chuyển đổi số, Phân tích và chuẩn đoán doanh nghiệp… Theo đó, học viên có thể trau dồi nền tảng kiến thức vững chắc về vận hành, quản trị, nghiệp vụ chuyên môn trong doanh nghiệp, đồng thời, nâng cao khả năng ứng dụng vào công việc thực tế.
Ngoài ra, 30% môn học về khoa học, công nghệ sẽ giúp người học phát triển khả năng ứng dụng công nghệ vào phân tích và đưa ra quyết định kinh doanh.
Sau hơn 20 năm triển khai, Viện Quản trị & Công nghệ FSB nằm trong top 3 trường kinh doanh tốt nhất Việt Nam theo Eduniversal và top 25 chương trình MBA tốt nhất Đông Á. Hiện, đơn vị triển khai đào tạo thạc sĩ tại 4 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP HCM với cộng đồng hơn 10.000 học viên là doanh nhân, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực.
Độc giả xem thêm thông tin chi tiết chương trình tại đây.
Nhật Lệ
Theo VNExpress
Xem bài viết gốc tại: ‘Các doanh nghiệp giảm nhu cầu, tăng yêu cầu trong tuyển dụng’
Bài viết liên quan
Lễ khai giảng chương trình đào tạo SEMBA và MSE 2024: Cột mốc khởi đầu cho hành trình học tập đầy hứa hẹn
Vừa qua, Lễ khai giảng chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (SEMBA) và...
Th9
Có nên học Thạc sĩ? Những yếu tố quan trọng cần cân nhắc
Học thạc sĩ là một quyết định lớn đối với bất kỳ ai đang tìm...
Th9
3 đích đến quan trọng của việc học Thạc sĩ
“Khi bạn đi học, học thạc sĩ hay bất cứ một chương trình nào, bạn...
Th9
Học cao học: Cơ hội phát triển sự nghiệp và nâng cao tri thức
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường lao động, học...
Th9
Tuyển sinh sau đại học: Cơ hội mở rộng kiến thức và phát triển sự nghiệp
Trong bối cảnh nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng,...
Th9
Có nên học thạc sĩ online không? Ưu điểm và hạn chế của việc học thạc sĩ online là gì?
Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc học thạc sĩ online đang...
Th9