Nữ kỹ sư công nghệ 9X "xiêu lòng" vì FSB

Sau hơn 1 năm theo học chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật Phần mềm (MSE) tại Viện Quản trị và Công nghệ FSB, chị Nguyễn Thị Thùy Liên đã bị lôi cuốn bởi những kiến thức chuyên môn sâu rộng và cả những mối quan hệ quý giá trong ngành CNTT mà FSB mang lại.

Lựa chọn đầu tiên của chị Nguyễn Thị Thùy Liên (kỹ sư Ban công nghệ – Tập đoàn FPT) khi tìm hiểu về chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm không phải vì “tiếng tăm” của FSB mà là tên của các người thầy và chuyên gia chị ngưỡng mộ từ khi còn ngồi trên giảng đường Đại học.


Học thạc sỹ công nghệ thú vị như chơi game nhập vai


Chị nhận thấy cách giảng dạy ở FSB là sự kết hợp giữa kiến thức với thực hành, các bài giảng luôn gắn với những dự án thực tế. “Ví dụ như môn Quản lý dự án, học viên được phân công giữ những vai trò khác nhau trong một dự án như PO, Dev… để tranh luận và rút ra bài học. Thật sự rất thú vị”, chị hào hứng kể.


Bên cạnh đó, kho tàng kiến thức công nghệ từ các giảng viên FSB là điều chị Liên vô cùng ấn tượng: “Các thầy cô giảng dạy MSE đều là những người có năng lực chuyên môn vững chắc trong lĩnh vực của mình, lại vô cùng nhiệt tình và vui vẻ. Bởi thế mà học viên có thể thoải mái khai thác những kho kiến thức di động khổng lồ ấy”.https://caohoc.fsb.edu.vn//wp-content/uploads/2023/08/mse-lien-finaldocx-1593585801901.jpeg


Thạc sĩ Nguyễn Thị Thùy Liên rạng rỡ ngày nhận bằng tốt nghiệp


Không chỉ giảng dạy kiến thức, chị còn được học những kỹ năng nghiên cứu khoa học một cách thực tế và hiệu quả. Không còn bị ám ảnh như các kỹ sư trẻ khác khi gặp tư liệu chuyên ngành, mà lại còn bằng Tiếng Anh, chị Liên có thể bắt ý một bài báo khoa học dài 7, 8 trang dày đặc chữ một cách dễ dàng, nhanh chóng.


Cơ hội mở rộng các mối quan hệ quý giá trong ngành CNTT


Bên cạnh kiến thức chuyên ngành như mong đợi, nữ kỹ sư công nghệ 9x của FPT còn có thêm rất nhiều những mối quan hệ, những người thầy, người bạn tâm giao, tri kỷ. Chị Liên chia sẻ: “Môi trường MSE tại FSB là nơi tụ họp rất nhiều anh chị em trong ngành CNTT, với những chuyên ngành khác nhau để có thể học hỏi, trau dồi kiến thức cũng như hơp tác, giúp đỡ nhau trong công việc, cuộc sống”. “Chưa bao giờ đi học lại vui đến vậy”, nữ chuyên gia công nghệ bày tỏ.


https://caohoc.fsb.edu.vn//wp-content/uploads/2023/08/mse-lien-finaldocx-1593585801983.jpeg


Nữ chuyên gia công nghệ cho biết chị ứng dụng được nhiều kiến thức và kỹ năng học được từ FSB cho các bài toán thực tế trong công việc


Năm 2019, dù đã hoàn thành chương trình học Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm tại FSB, những kiến thức chị có được vẫn giúp chị có cái nhìn đa chiều về lĩnh vực CNTT mình đang theo đuổi.


Kỹ sư Nguyễn Thị Thùy Liên đã sử dụng các kiến thức và những kỹ năng nghiên cứu được học trên lớp như một nền tảng để tự nghiên cứu và áp dụng cho những bài toán công nghệ mà chị gặp phải trong công việc hằng ngày.


Cũng bởi sự hào hứng, thích thú khi tham gia học tập tại đây nên vừa học vừa làm khá vất vả và áp lực, nhưng chị Liên chưa khi nào cảm thấy chán nản, thậm chí còn thấy tiếc nuối khi chương trình học đã hoàn thành. “Hai năm trôi qua nhanh hơn tôi tưởng tượng rất nhiều. Đến lúc ra trường tôi còn tiếc mãi, vì vẫn muốn học thêm nhiều thứ hơn nữa”, chị trăn trở.


Dành một lời để nói về FSB, chị khẳng định: “Trước khi nhập học, tôi chưa có cái nhìn tích cực với chương trình đào tạo của FPT. Nhưng sau khi học MSE được một thời gian thì tôi nhận ra rằng số tiền học phí mình bỏ ra là không lãng phí chút nào”.


Hiện tại, FSB tổ chức triển khai đào tạo chương trình Thạc sĩ kỹ thuật phần mềm MSE triển khai tại 2 thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Chương trình khai giảng vào tháng 9/2020. Tham khảo thông tin tại: http://caohoc.fpt.edu.vn/fsb/mse/; Website:http://caohoc.fpt.edu.vn/ hotline: 0904595577.





Chương trình Thạc sỹ Kỹ thuật Phần mềm (MSE) tại FSB:


– Cung cấp cho học viên kiến thức và phương pháp nắm, làm chủ những xu hướng công nghệ đang bùng nổ trên toàn cầu như: IoT, Mạng Internet kết nối vạn vật, Bigdata – Dữ liệu lớn, AI – Trí tuệ nhân tạo


– Chuyên gia trong lĩnh vực Internet kết nối vạn vật (Iot): Nền tảng kỹ thuật tốt. Khả năng vận hành dự án phần mềm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Khả năng ứng dụng, thiết kế, phát triển được các hệ thống từ hạ tầng, dịch vụ


– Chuyên gia phân tích dữ liệu lớn: Khả năng khai thác hiệu quả tài nguyên dữ liệu số. Hiểu biết về quản trị dự án phần mềm. Khả năng xây dựng các hệ thống phần mềm thông minh phù hợp với xu hướng thời đại kinh doanh số


– Chuyên gia AI: Có cơ sở lý luận và khả năng giải quyết các bài toán phần mềm phức tạp và đa dạng, trong lĩnh vực như: tìm kiếm, quảng cáo, thương mại điện tử, tài chính.


 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *